Chế độ ăn cho người cao huyết áp

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tang huyết áp (THA) và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025.


 

Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA. Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi.

Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm 2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị THA đang ở mức báo động là 48%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại.

Theo HộitimmạchViệt Nam, bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể điều trị được. Để phòng bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn mặn; hạn chế rượu bia, thuốc lá; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả; có chế độ vận động, tập luyện thể dục thể thao, thư giãn hợp lý, tránh strees; duy trì cân nặng vừa phải, không để béo phì…

Tại sao ngươì bệnh cao huyết áp cần khống chế cân nặng?

Người bệnh cao huyết áp thường kèm béo phì hoặc thừa cân. Béo phì và cao huyết áp có thể tăng gánh nặng “làm việc” của tim. Quan sát lâm sàng cho thấy, huyết áp của phần đông người bệnh thường giảm xuống khi được giảm cân, mà cân nặng tăng lên thì huyết áp cũng tăng lên, điều này nói rõ béo phì và huyết áp tỉ lệ thuận với nhau. Khống chế cân nặng, cho dù huyết áp không có thay đổi lớn, các triệu chứng lâm sàng như mỏi mệt, hít thở khó khăn cũng được cải thiện thấy rõ. Cho nên cân nặng đảm bảo trong phạm vi bình thường rất quan trọng đối với việc phòng trị cao huyết áp.

 

Bảng đánh giá BMI theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và dành riêng cho người châu Á

Phân loại

WHO BMI (kg/m2)

IDI & WPRO BMI (kg/m2)

Cân nặng thấp (gầy)

< 18,5

< 18,5

Bình thường

18,5-24,9

18,5-22,9

Thừa cân

25

23

Tiền béo phì

25-29,9

23-24,9

Béo phì độ I

30-34,9

25-29,9

Béo phì độ II

35-39,9

30

Béo phì độ III

40

40

 

.Người béo phì nên giảm cân, mỗi tuần giảm cân 1 - 2kg là thích hợp.

Người bệnh cao huyết áp ăn uống cần lưu ý những điều gì?

Ít ăn thức ăn giàu chất béo, nhất là chất béo động vật, như thịt mỡ, thức ăn chiên, rán.

Ít ăn thức ăn giàu cholesterol, như nội tạng động vật gồm tim, gan, thận.

Ăn uống không quá mặn.

Ít ăn đồ ngọt, saccharose, fruitose, glucose đều làm tăng đường máu, mỡ máu, nên ít dùng.

Khônguống quá nhiều caffeine, trà đậm, cà phê đậm, …

Ăn ít, chia nhiều bữa, không nên ăn quá no, ngày chia ra 4 - 5 bữa.

Tại sao phải hạn chế ăn chất béo?

Chất béo hấp thu quá nhiều, có thể làm mỡ máu tăng cao, mỡ máu nhiều lại có thể thúc đẩy xơ cứng động mạch, cho nên trong bữa ăn nên hạn chế hấp thu chất béo động vật. Khi chế biến, tận dụng nhiều dầu thực vật, hạn chế hấp thu cholesterol < 300mg/ngày. Có thể ăn nhiều cá, cá biển chứa axít béo không bão hòa, giúp cholesterol oxy hóa, theo đó làm giảm cholesterol máu, còn kéo giãn sự kết tập của tiểu cầu, ức chế hình thành máu đông, dự phòng tai biến mạch máu não; cá biển còn chứa nhiều axít linoleic, tăng tính đàn hồi đối với mao mạch, dự phòng vỡ mạch máu, có tác dụng nhất định phòng ngừa các biến chứng của cao huyết áp. Tốt nhất hàng tuần ăn cá 2 - 3 lần.

Tại sao phải hạn chế ăn muối ?

Nhiều tài liệu bệnh dịch học chứng minh, ở vùng ăn nhiều muối tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn vùng ăn ít muối. Giảm hấp thu muối ăn một cách thích đáng giúp ích cho giảm huyết áp, giảm việc giữ nước trong cơ thể. Người bệnh cao huyết áp lượng hấp thu muối ăn hằng ngày nên < 3g hoặc nước tương, nước mắm < 5ml (ăn uống ít muối), có thể chế biến xong món ăn mới thêm muối hoặc nước tương, nước mắm, để đạt mục đích điều vị. Cũng có thể xào rau xong mới nêm muối hoặc nước tương, nước mắm.

Tại sao cần ăn nhiều chất xơ ?

Chất xơ có tác dụng bám hút cholesterol, còn giúp tăng tốc bài tiết axít mật từ phân, giảm cholesterol máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Cung cấp đủ chất xơ, có ích cho việc phòng trị cao huyết áp, bệnh mạch vành, cao mỡ máu. Lượng chất xơ hấp thu hằng ngày nên đạt trên 15g. Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp xuất hiện táo bón có thể gây xuất huyết não, chất xơ còn có tác dụng nhuận trường thông tiện, giúp ích cho việc dự phòng táo bón.

Tại sao cần ăn nhiều rau cải và trái cây?

Trong rau cải và trái cây có chứa nhiều loại vitamin và khoáng tố. Sinh tố giúp ích cho việc phòng trị cao huyết áp gồm vitamin C và E. Vitamin C giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa nhiều axít béo không bão hòa oxy hóa, đảm bảo tính hoàn chỉnh của màng tế bào, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Khoáng tố có tác dụng nhất định đối với việc phát sinh cao huyết áp, bệnh mạch vành, cao mỡ máu. Nghiên cứu hiện nay cho rằng crom, kẽm, selen giúp cho lipid và glucid chuyển hóa; iod giúp ức chế hấp thu cholesterol trong đường ruột.

                                                                                                                                                    DS. Võ Anh Tuấn

Khoa Dược – Trung tâm y tế TP. Châu Đốc